Du học Nhật Bản

Hoa Sen - Trung tâm tư vấn du học Nhật Bản

Công ty tư vấn du học nhật bản

đào tạo seo - đồng hồ thời trang nữ - Shop đồng hồ nữ - Đồng hồ nam giá rẻ tphcm

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Phòng khách: Lựa chọn phong cách như thế nào?

Ban ghe phong khach - Phòng khách là không gian được dành nhiều quan tâm, thời gian, tiền bạc và công sức nhất trong nhà.
Có thể là do phòng khách thường là căn phòng đầu tiên đón chào ngay từ cửa; cũng có thể phòng khách là không gian quan trọng nhất nên luôn được nhắc tới trước. Cả hai lý do đều đúng, và vì vậy người chủ nhà hay kiến trúc sư quan tâm, đầu tư thời gian, tiền bạc, công sức… tới phòng khách nhiều hơn chỗ khác cũng là điều dễ hiểu.
Phòng khách – gương mặt của chủ nhà
Nói rằng, phòng khách là gương mặt của chủ nhà quả không quá lời. Theo đúng chức năng thì phòng khách là nơi để đón và tiếp khách. Ở đó chủ nhà và khách nói chuyện, trao đổi, bàn bạc công việc. Và thông thường thì khách đến nhà cũng chỉ ngồi ở khu vực phòng khách chứ mấy ai lại tò mò, hay bất nhã nhòm ngó vào không gian khác nếu không được mời.
Phòng khách là “cơ quan” đối ngoại, nên cần được chăm chút để giữ thể diện cho chủ nhà. Phòng khách là nơi chủ nhà thể hiện mức sống, lối sống, tính cách, thú vui hay cả yếu tố nghề nghiệp. Phòng khách cũng có thể là “phòng truyền thống” để trưng ra những bằng khen, thành tích của chủ nhân và các thành viên trong gia đình.
Chính vì quan trọng như vậy, nên không chỉ là vấn đề đầu tư thiết kế, đầu tư thiết bị, bài trí; mà phòng khách cũng là nơi chủ nhân luôn chăm sóc, lau dọn, bổ sung để mong muốn đẹp hơn, sang hơn, hấp dẫn hơn…
Phòng khách: Lựa chọn phong cách nào? - 1
Phòng khách trong nhà ở, dù là biệt thự, nhà phố hay chung cư cũng nên được thiết kế, bố trí ở khu vực thoáng đãng.
Mỗi chủ nhà có một gương mặt, thế nên mỗi phòng khách của mỗi ngôi nhà đều khác, không bao giờ giống nhau. Kể cả ở những sản phẩm kiến trúc hàng loạt như nhà chung cư, biệt thự cùng mẫu thiết kế, ở những dự án mà nhà thầu thi công tới cả phần nội thất; thì cuối cùng những phòng khách vẫn cứ khác nhau.
Không ai cố tình làm khác cái nguyên bản đi hay khác người khác; mà người ta cần làm sao cho phù hợp với chính mình – đó là một nhu cầu rất tự nhiên. Nhu cầu và tính cách của mỗi người (cùng gia đình) đều khác nhau, nên có lẽ những gương mặt trong cuộc sống đa dạng thế nào thì những phòng khách cũng đa dạng như vậy: Có đẹp – có xấu, có giàu – có nghèo; có già – có trẻ; có hấp dẫn – có nhàm chán… Và đương nhiên, cũng như chủ nhân, “những gương mặt” – phòng khách này cũng có thể thay đổi theo thời gian.
Phòng khách – lựa chọn phong cách nào?
Đó là câu hỏi của chủ nhà dành cho kiến trúc sư, và có thể là ngược lại; cũng có thể là những thành viên trong gia đình (nhiều thế hệ, nghề nghiệp) hỏi lẫn nhau để đặt hàng người thiết kế.
Về nguyên tắc thì phong cách nội thất nên tương đồng với phong cách kiến trúc. Tuy nhiên sự tương đồng này không phải là bất biến. Bởi lẽ, kiến trúc khi đã định hình thì hầu như không thay đổi; nhưng nội thất lại có thể thay đổi rất linh hoạt. Không lẽ gì cứ phải tương đồng với cái kiến trúc có thể đã quá cũ, hoặc không phù hợp – nhưng rất khó sửa đổi. Một số chủ nhà lại thích kiểu “đa phong cách” trong nội thất; mỗi phòng một kiểu. Với người có nghề, làm điều này không quá khó mà vẫn đảm bảo hài hoà.
Phòng khách: Lựa chọn phong cách nào? - 2
Phong cách dành cho phòng khách, ngoài việc phù hợp với kiến trúc thì điều quan trọng nhất là phù hợp với chủ nhân.
Hiện nay, rất nhiều biệt thự xây dựng hàng loạt trong đô thị mới có cấu trúc, dáng dấp kiểu biệt thự cổ điển Pháp với mái dốc lợp ngói. Khi hoàn thiện, chủ nhà và kiến trúc sư buộc phải theo hình dáng kiến trúc ấy, nhưng với hơi thở cuộc sống hiện đại, họ thường hướng tới một phong cách nội thất trẻ trung, năng động hơn.
Phòng khách tất nhiên cũng như vậy. Đành rằng làm đồng bộ được thì tốt hơn, nhưng trong hoàn cảnh khó thì cần linh hoạt. Ngược lại, có những ngôi nhà được xây dựng theo phong cách hiện đại (phù hợp xu thế và dành cho các thế hệ sau); nhưng phòng khách hiện tại lại là nơi chủ nhà (nhiều tuổi) hay tiếp khách và sinh hoạt. Trường hợp đó, rõ ràng một phòng khách thâm trầm, gợi nhắc không gian truyền thống sẽ có ý nghĩa và cần thiết hơn.
Vậy thì, lựa chọn phong cách nào cho phòng khách, ngoài việc phù hợp với kiến trúc thì điều quan trọng nhất là phù hợp với chủ nhân – hay người thường xuyên sử dụng phòng khách ấy. Phong cách nội thất của phòng khách, màu sắc, chất liệu, cách thức bố trí đồ đạc… cần hướng tới sự tiện nghi, dễ chịu, thoải mái cho chủ nhân cùng các đối tượng khách chính.
Các yếu tố tuổi tác, tính cách, nghề nghiệp, thói quen sống và sinh hoạt, các thú chơi… của chủ nhân cần được xem xét để đưa ra giải pháp nội thất phù hợp – từ không gian cho đến việc bố trí mặt bằng, hay thiết kế chi tiết đồ đạc nội thất. Nhưng cũng không nên quá vì sự “ưu tiên” cho một đối tượng chính sử dụng phòng khách mà xem nhẹ cái yếu tố thẩm mỹ cần có để kiến trúc – nội thất hài hoà.
Phòng khách: Lựa chọn phong cách nào? - 3
Không gian liên thông: phòng khách (sinh hoạt chung) và phòng ăn ở căn hộ chung cư.
Trong phòng khách nên có gì?
Phòng khách là nơi “đối ngoại” nên hầu như chủ nhà nào cũng mang tinh thần: tốt khoe xấu che. Xấu dĩ nhiên là không bày ra phòng khách rồi, nhưng “tốt” bày nhiều chưa hẳn đã… tốt. Tâm lý và nhu cầu chính đáng của chủ nhà ai cũng muốn phòng khách phải đàng hoàng, sang trọng, đẹp đẽ. Thế nên ngày trước, có bao nhiêu thứ “đẹp đẽ”, “hay ho”, “mới lạ”… được bày hết ra trong phòng khách.
Bộ bàn ghế là không thể thiếu, tiếp theo là tủ chè, tủ ly…; cốc chén, chai lọ; rồi tivi, cassette…; tranh tượng mỹ thuật – mỹ nghệ… Chưa hết, tiếp theo là các kiểu đèn đầy tính phô trương, đặc biệt là đèn chùm (với những nhà khá giả). Và nữa, phòng khách cũng hay được treo tấm ảnh chủ nhân chụp cùng với một nhân vật tiếng tăm, vai vế nào đó để… hãnh diện, cũng là hù doạ khách!
Phòng khách (kiểu xưa) như vậy là cái triển lãm tạp pí lù!
Một phòng khách đích thực không nên bày quá nhiều thứ. Đã là phòng khách, tức là để tiếp khách, cần phải có một thái độ thiện chí, thanh nhã, lịch lãm; có thể trang trọng hay thân tình tuỳ hoàn cảnh; nhưng nên tránh sự khoa trương, hãnh tiến. Vì vậy đồ đạc và bài trí trong phòng khách cần thể hiện tinh thần ấy.
Phòng khách: Lựa chọn phong cách nào? - 4
Phòng khách có nội thất mang phong cách cổ điển.
Không nên lạm dụng quá nhiều đồ làm cho không gian chật chội, bức bối, không nên bày những thứ không cần thiết cho việc giao tiếp chủ – khách. Không nên bày những đồ vật quá gây chú ý, có thể làm mất tập trung khi nói chuyện, đối thoại. Các vật dụng, tác phẩm nghệ thuật trang trí cần tiết chế và đặt đúng chỗ. Nếu phòng khách kết hợp làm phòng sinh hoạt chung gia đình thì có thể để tivi và các phương tiện nghe nhìn khác; còn nếu phòng khách chỉ để tiếp khách thuần tuý thì có thể không cần.
Phòng khách nên có tủ/kệ để đựng đồ tiếp khách như nước uống, rượu, trà, ly, tách… Bàn nước hai tầng là một giải pháp tốt để chứa những vật dụng nho nhỏ ở tầng dưới. Cuối cùng, rất giản dị thôi, nhưng nhiều ý nghĩa: phòng khách nên luôn có một lọ hoa!
Xu hướng hướng nội và không gian liên thông
Trong những năm gần đây, không gian phòng khách có xu hướng hướng nội. Trước tiên, điều đó thay đổi từ nhu cầu sử dụng và cấu trúc nhà ở. Trong một nhà phố trước kia, với diện tích khiêm tốn; người ta thường chia: khách phía trước, bếp thiệt thòi lùi về phía sau, cầu thang và vệ sinh ở giữa. (Trường hợp mặt tiền hẹp thì cầu thang và vệ sinh một bên, mặt tiền rộng thì cầu thang và vệ sinh đối nhau).
Ngày xưa xe cộ thì ít, xe máy đã là của hiếm. Nhu cầu tiện nghi cũng chưa cao nên xe cộ thường… ở chung phòng khách. Điều đó vừa bất tiện, mất vệ sinh và kém thẩm mỹ. Nay thì tình hình đã khác hẳn, đối với một ngôi nhà ở thì chỗ để xe cũng rất quan trọng, nên phòng khách ở đằng trước như xưa không còn hợp lý.
Xu hướng những năm gần đây phòng khách hay được biến hoá thành phòng sinh hoạt chung, có tính hướng nội, và được đẩy lên lầu 1, liên thông với khu vực bếp – phòng ăn để thuận tiện cho sinh hoạt gia đình.
Phòng khách: Lựa chọn phong cách nào? - 5
Xu hướng những năm gần đây phòng khách hay được biến hoá thành phòng sinh hoạt chung, có tính hướng nội.
Nguyên nhân tiếp theo chính là sự thay đổi sâu sắc về các mối quan hệ xã hội và cách ứng xử. Trong quan hệ xã hội, người ta quan hệ rộng hơn, nhưng lại đòi hỏi sự riêng tư lớn hơn; mà nhà ở chính là không gian riêng tư cần thiết và đầy ý nghĩa đó. Khách công việc, xã giao đến nhà ít đi; mà chủ yếu khách là bạn bè thân thiết, họ hàng. Những giao tiếp công việc người ta thực hiện ở văn phòng, cà phê, quán xá chứ không ở nhà. Phòng khách đã hoá thành phòng sinh hoạt chung của gia đình, hướng nội, giảm tính đối ngoại như vốn có.
Một yếu tố khác hỗ trợ là phần bếp nấu được “hiện đại hoá” với những hệ thống tủ bếp, thiết bị sạch – đẹp, tiện dụng đã giúp kết nối hai không gian này với nhau. Bếp (cùng phòng ăn) cũng là nơi sinh hoạt chung chứ không phải là nơi tối tăm, bụi bẩn, là nơi sản xuất thức ăn thuần tuý nữa. Ngay cả trên những bản vẽ mặt bằng bây giờ, cụm từ “phòng khách” cũng thường được thay bằng cụm từ “phòng sinh hoạt chung”.
Không gian sinh hoạt chung và bếp – ăn được kết nối liên thông, mở rộng, tạo nên sự thoáng đãng và thẩm mỹ hơn rất nhiều so với những căn phòng (có cửa) tù túng. Tất nhiên trong điều kiện có thể, có riêng phòng khách để đón tiếp khách xã giao, vãng lai… (mang tính đối ngoại) và có riêng phòng sinh hoạt chung cho gia đình (mang tính hướng nội) vẫn là tốt nhất.
Cách tổ chức không gian này không chỉ là một giải pháp kiến trúc cho nhà phố mà là một xu hướng mang tính xã hội, mà ta có thể thấy ở cả những biệt thự xây mới, căn hộ chung cư. Sự thay đổi này không làm biến mất hay giảm giá trị của phòng khách. Dù được tổ chức như thế nào thì chức năng của phòng khách vẫn phải được đáp ứng đúng nghĩa ban đầu: để tiếp khách. Nhưng kiến trúc cũng luôn linh hoạt, biến hoá để thích nghi với sự vận động, thay đổi của xã hội và con người.
Xem thêm:
http://www.noithatbaoan.com/ban-ghe-cafe-san-vuon - Ban ghe cafe
http://www.noithatbaoan.com/ban-ghe-phong-khach - Ban ghe phong khach
http://www.noithatbaoan.com/ban-ghe-nha-hang-resort - Ban ghe resort
http://www.noithatbaoan.com/ban-ghe-phong-an - Ban ghe phong an

Đừng để phòng khách làm bạn thêm mỏi mệt!

Không gian phòng khách nên là một nơi thật thư giãn và yên bình.
Không gian phòng khách nên là một nơi thật thư giãn và yên bình. Khi bạn trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả, tất cả những gì bạn muốn sẽ chỉ là nghỉ ngơi và nghỉ ngơi. Phong cách trang trí phòng khách đóng một vai trò quan trọng đối với việc thư giãn của bạn.
Sau cùng, nếu phòng khách của bạn tràn ngập những màu sắc lòe loẹt thì sẽ rất khó để bạn có thể thả lỏng đầu óc và cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng một vài bí quyết nhỏ dưới đây, bạn sẽ không gặp phải vấn đề khó khăn nào trong việc tạo ra không gian sinh hoạt thanh bình đến hoàn hảo.
Lựa chọn màu sắc tinh tế
Cách dễ dàng nhất để tạo ra được một không gian thư gian là giữ cho màu sắc được tươi sáng và tinh tế. Nếu bạn sử dụng những gam màu quá đậm hoặc lòe loẹt thì bạn vô tình bắt não bộ cũng như tâm trí phải hoạt động nhiều hơn thay vì thư giãn khi ở trong căn phòng này.
Các màu sắc như màu đỏ, da cam “đậm đặc” dễ làm bạn đau đầu, nhất là khi bạn vừa trải qua một ngày làm việc dài và mệt mỏi. Bạn cần một căn phòng để “thở”, để nạp lại năng lượng thì những gam màu trung tính nhẹ nhàng sẽ rất có ích.
Đừng để phòng khách làm bạn thêm mệt! - 1
Những gam màu trung tính dịu nhẹ là lựa chọn số 1 cho phòng khách.
Đừng để phòng khách làm bạn thêm mệt! - 2
Màu sắc tươi sáng sẽ giúp bạn dễ dàng thư giãn sau ngày làm việc mệt mỏi.
Hệ thống chiếu sáng nhã nhặn
Ánh sáng mà bạn chọn có tác động rất lớn đến bầu không khí của căn phòng. Nếu bạn chọn một chiếc đèn chùm kiểu dáng thanh thoát, không quá nhiều chi tiết sẽ giúp tạo nên một không gian thoải mái hơn.
Nếu bạn lựa chọn ánh đèn nhấp nháy, thay đổi từng giây sẽ chỉ gây ra những tác động xấu đến hệ thần kinh đang mệt mỏi của bạn.
Đừng để phòng khách làm bạn thêm mệt! - 3
Ánh sáng cũng đóng một vai trò rất quan trọng, nó tác động trực tiếp đến mắt nhìn và não bộ.
Đừng để phòng khách làm bạn thêm mệt! - 4
Ánh sáng đèn không nên quá mạnh mẽ hay nhấp nháy vì nó sẽ chỉ tra tấn thêm hệ thần kinh đang quá tải của bạn.
Tạo sự đối xứng
Rất nhiều người không mong đợi sự đối xứng tạo ra được hiệu quả lớn như nó vốn có. Tuy nhiên, sự đối xứng lại có tác động rất lớn vì nó tạo được sự cân bằng cho căn phòng. Điều này sẽ giúp tạo ra một môi trường dịu nhẹ và thư giãn. Bạn không thể chối cãi một thực tế rằng, phòng khách trong bức hình bên dưới có một bầu không khí rất hài hòa, thân thiện.
Đừng để phòng khách làm bạn thêm mệt! - 5
Đối xứng là nguyên tắc rất hay trong trang trí nội thất mà bạn nên thử, nhất là trong phòng khách.
Đừng để phòng khách làm bạn thêm mệt! - 6
Bạn có thể bố trí đồ nội thất đối xứng nhau, ví dụ như ghế sofa, đèn để bàn, tranh treo tường...
Đừng để phòng khách làm bạn thêm mệt! - 7
Không gian được sắp xếp đối xứng tạo sự hài hòa cho mắt nhìn, giúp mắt không phải làm việc quá nhiều nên dễ chịu hơn.
Tiết chế đồ phụ kiện
Khi trang trí phòng của mình, bạn chỉ nên kết hợp một vài phụ kiện. Chúng có thể có kích thước lớn nhưng chúng cần có sự hạn chế về số lượng. Nếu có quá nhiều đồ phụ kiện trang trí thì sẽ chỉ làm cho căn phòng trở nên bừa bộn. Chính sự bừa bộn này càng khiến bạn cảm thấy căng thẳng hơn khi bước đặt chân vào phòng.
Đừng để phòng khách làm bạn thêm mệt! - 8
Quả thực, đồ phụ kiện quyết định phong cách, con mắt thẩm mỹ của chủ nhân có tinh tế hay không. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều đồ phụ kiện dễ biến căn phòng trở nên lộn xộn.
Đừng để phòng khách làm bạn thêm mệt! - 9
Phụ kiện chỉ nên dùng với số lượng vừa đủ và hợp với phong cách trang trí vốn có.
Hãy thử làm theo những lời khuyên trên để có được một không gian thư giãn thật yên bình trong ngôi nhà của mình.
Chúc các bạn thành công!

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Mẹo giữ sofa bền lâu và cách làm sạch sofa cho phòng khách

Bài trước chúng tôi đã có bài viết chia sẻ về cách lựa chọn, bố trí sofa phòng khách trong việc thiết kế nội thất phù hợp với kiến trúc và diện tích phòng. Ở bài viết này, chúng tôi chia sẻ với các bạn về cách giữ bảo quan và làm sạch ghế sofa, sofa giường tạo không gian phòng khách luôn sạch và tươi mới.
Mẹo giữ sofa bền lâu và cách làm sạch sofa cho phòng khách

Đối với sofa bọc da

- Hàng ngày bạn nên lau ghế bằng khăn mềm, khô và sạch

- Pha loãng 1 chút nước xà phòng tắm, dùng khăn mềm thấm ẩm để lau bụi bẩn và vết cáu trên sofa. Sau đó, lau lại nhiều lần bằng khăn khô để đảm bảo sofa được khô ráo.

- Với những vết bẩn khô: dùng bàn chải lông mềm chải sạch. Hạn chế chà trực tiếp bàn chải lên bề mặt da.

- Đối với những vết bẩn do trà, cà phê hay các đồ uống khác gây ra, bạn nên nhanh chóng lau bằng một chiếc khăn ướt sau đó dùng khăn khô lau lại. Không đổ nước trực tiếp lên vết bẩn sẽ làm vết bẩn loang rộng ra và hỏng da ghế.

- Nếu sofa bị bẩn bởi dầu mỡ, bạn dùng giấy toilet lau hết vết dầu mỡ, sau đó dùng khăn nhúng vào dung dịch xà phòng pha loãng lau chỗ bẩn, cuối cùng dùng khăn mềm, khô để lau sạch lại. Không sấy ghế bằng máy sấy hoặc phơi trực tiếp dưới ánh nắng gắt.

Đối với sofa bọc vải thô hoặc vải nỉ:

- Lột vỏ các tấm nệm lót ghế giặt với xà phòng. Bạn nên ngâm với nước xà phòng ấm khoảng nửa tiếng sau đó giặt sạch.

- Dùng máy hút bụi cầm tay hút sạch bụi trên các phần còn lại của bộ sofa. Nếu bạn không có máy hút bụi, có thể dùng một chiếc khăn ẩm trải lên ghế, sau đó lấy gậy đập lên trên. Bụi từ ghế sẽ bay lên và bám vào khăn ẩm.

- Loại bỏ vết bẩn là mực bút bi: đổ một ít cồn lên vết mực rồi dùng giấy toilet thấm cho mực ngấm sang giấy. Lặp lại nhiều lần rồi giặt tấm bọc ghế với xà phòng để loại bỏ hoàn toàn vết mực.

- Sử dụng lọ xịt tẩy nội thất xe hơi cũng cho hiệu quả tốt. Bạn có thể mua lọ xịt ở các cửa hàng phụ tùng ô tô, xịt lên vết bẩn rồi để 2-3 phút, sau đó dùng khăn ẩm chà lên vết bẩn để làm sạch. Cuối cùng dùng quạt hoặc máy sấy tóc để làm khô ghế.

- Bạn cũng có thể mua sản phẩm chuyên dùng cho tẩy rửa ghế sofa như bột sumo, tuy nhiên giá thành khá cao vì là hàng nhập khẩu. Chỉ cần xịt hoặc rắc một ít lên vết bẩn rồi dùng khăn ẩm, miếng mút chà lại là sạch.

Cách khử mùi:

- Bạn có thể nhỏ một giọt hương liệu yêu thích vào que bông gòn, quấn lại cẩn thận trong chiếc khăn giấy và nhét vào phía sau các gối đệm nhỏ trên ghế sofa.

- Dùng nước xịt khử mùi chuyên dụng cho các loại vải và thảm, giá thành khá rẻ, bạn có thể mua trong các siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa.

- Khi giặt các tấm bọc đệm ghế, bạn cũng nên ngâm nước xả vải có hương thơm đậm đặc để khử mùi hôi tốt hơn.

Ghế sofa là đồ nội thất nếu dùng lâu năm sẽ rất dễ xảy ra tình trạng giãn, độ đàn hồi kém do chịu nhiều sức nặng. Bạn nên dùng gối tựa giúp giảm sức nặng cho ghế sofa. Như vậy ghế sofa sẽ bền hơn.

Nếu bạn lâu ngày không dùng đến hoặc bạn đi chơi xa. Bạn nên dùng vải che phủ ghế sofa cũng như các đồ nội thất khác để ngăn chặn bụi bám.

Làm Thế Nào Để Trang Trí Một Nhà Hàng?

Trong khi chất lượng thực phẩm và dịch vụ luôn là những yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động của một nhà hàng thì một lý do lớn khác khiến nhiều khách hàng quen ghé thăm một nhà hàng là do kinh nghiệm ăn uống. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thiết kế nội thất nhà hàng, Giahu Corp. xin chia sẻ đến bạn đọc một số ý tưởng thiết kế cho không gian nhà hàng của bạn.

Một nhà hàng được trang trí hướng đến phong cách ẩm thực và tạo được bầu không khí có thể tạo ra sự khác biệt trong việc xác định liệu một người khách quen sẽ trở lại nhà hàng đó hay không. Bất kể ngân sách hoặc nhu cầu thiết kế của bạn như thế nào thì việc trang trí nhà hàng của bạn phải là một mối quan tâm quan trọng.
Danh sách nội thất Bảo Ân: ban ghe cafeghe nha hang
Chỉ dẫn:

1. Xây dựng một chủ đề cho việc trang trí nhà hàng của bạn dựa trên phong cách ẩm thực. Nếu phong cách ẩm thực của bạn là Mexico, bạn có thể sẽ hướng đến các yếu tố của thiết kế Mexico, chẳng hạn như màu sắc ấm áp hài hòa, gỗ mộc và thiết kế gạch khảm. Phong cách nhà hàng của bạn cũng sẽ tạo nên hiệu ứng. Ví dụ, nhà hàng của bạn có thể hướng đến ghế ngồi mang phong cách gia đình hoặc bàn mang phong cách thân mật, tùy thuộc vào việc bạn muốn có một môi trường bình thường hay một không gian tạo cảm giác ẩm thực tốt.

2. Sơn tường và các bức tường trọng tâm để gia tăng sự thú vị đối với các khu vực khác nhau của nhà hàng. Một lớp sơn cũng đủ tạo nên sự khác biệt trong việc mở rộng không gian một cách trực quan. Kết hợp với các điểm nhấn trang trí như cửa sổ, phong cách sàn và đèn, màu sơn mà bạn chọn có thể tạo nên nền tảng cho thiết kế nhà hàng của bạn.

3. Trang bị nhà hàng của bạn với những nội thất sẽ duy trì hình thức cho nhà hàng cũng như phong cách. Chẳng hạn, nếu nhà hàng của bạn là bình thường, gian hàng bằng chất liệu vinyl và bàn gỗ là phù hợp. Nếu nhà hàng của bạn sang trọng hơn, hãy chọn bàn và ghế phù hợp với phong cách. Bạn cũng có thể trải lên chúng khăn trải bàn để có thêm màu sắc cho không gian.

4. Sử dụng đèn chiếu sáng như một cách để thiết lập bầu không khí của không gian. Cùng với ánh sáng trên không trong suốt, ánh sáng đối xứng trên mặt bàn, chân đèn treo ường và thậm chí cả lõi nến cũng có thể là sự lựa chọn ánh sáng hiệu quả, tạo ra sự hiện diện trong không gian.

5. Hãy xem phong cách trang trí bàn như là một phần của thẩm mỹ thiết kế tổng thể của bạn. Trên tất cả, đó là những gì khách hàng sẽ tiếp xúc nhiều nhất trong khi họ đang thưởng thức bữa ăn của họ. Có nhiều cách để tạo điểm nhấn cho mặt bàn, chẳng hạn như sơn, khăn trải bàn, tấm lót và kính phủ với thiết kế khảm.

6. Dùng tranh nghệ thuật để tăng thêm điểm nhấn cho các bức tường. Một lựa chọn là hướng đến các hình ảnh có tính gợi nhớ tới phong cách ẩm thực. Chẳng hạn, một nhà hàng Ý có thể nhấn mạnh quang cảnh của những chiếc thuyền đáy bằng ở Venice hoặc nghệ thuật La Mã nổi tiếng.
Giahu Corp.

Xu hướng thiết kế phòng khách chung cư

Phong cách thiết kế đơn giản, coi trọng về công năng sử dụng và nhấn mạnh không gian để quây quần, sum họp trong khoảng thời gian sinh hoạt chung của cả gia đình là xu hướng thiết kế mới nhất.

Căn hộ chung cư, khi bàn giao cho chủ sở hữu thường có một hình mẫu “khung” cố định. Do đó việc trang trí, sắp xếp các không gian trong nhà nói chung và phòng khách nói riêng, thường bị bó hẹp trong cái khung đó.

Phòng khách trong căn hộ chung cư hiện nay ngày càng được thiết kế theo xu hướng khá đơn giản bởi sự hạn chế do diện tích mặt bằng thường không được rộng.

Xu hướng thiết kế phòng khách chung cư
Phòng khách thật đơn giản với 2 tone màu xanh và xám chủ đạo trong thiết kế nội thất, tạo nên sự nhẹ nhàng, thanh thoát cho không gian vốn không được rộng rãi.

Không quá cầu kỳ trong cách trang trí và bày biện đồ đạc. Tiện nghi tối giản làm nên phong cách nghệ thuật hiện đại nhưng vẫn thật gần gũi.

Màu sắc của phòng khách trong căn hộ sử dụng thường thiên về tông sáng để cho diện tích trông rộng hơn và sạch sẽ hơn, dễ trang trí và trẻ trung phù hợp với sở thích của gia chủ và các thành viên khác trong gia đình.


Sắc trắng tinh khôi cùng các chi tiết được tối giản toát lên nẻt tinh tế của gia chủ 

Không chỉ lược bỏ những chi tiết rườm rà và cầu kỳ trong màu sắc cũng như trang trí mà phong cách thiết kế của phòng khách trong căn hộ chung cư ngày nay còn dành phần “ưu tiên” nhiều hơn cho công năng sử dụng.

Nếu như phòng khách của những căn nhà lô phố, nhà liền kề, biệt thự… chủ yếu là không gian “đối ngoại” dùng để tiếp khách thì phòng khách ở căn hộ chung cư dường như lại thiên về “đối nội”.

Chức năng tiếp khách của những căn phòng này bị lược bớt đi, thay vào đó là một không gian sinh hoạt chung thật sum họp, quây quần và ấm áp của cả gia đình.


Chiếc sofa rộng rãi thay cho nhiều ghế, tạo nên sự gần gũi cho các thành viên trong gia đình 

Không chỉ là không gian giao lưu, kết nối các thành viên trong gia đình với nhau và mà còn giữa gia đình với người thân, bè bạn. Do đó, cách bài trí đơn giản, phóng khoáng tạo nên sự thoải mái, tiện nghi được đặt lên hàng đầu giúp gia đình cảm thấy thư giãn, dễ chịu nhất.


Không gian liên thông giữa phòng khách – phòng ăn

Phá bỏ hoàn toàn các không gian ngăn cách giữa phòng khách – phòng ăn tạo nên sự liên thông và hầu như không có sự ngăn cách nào khiến căn hộ rộng rãi và thông thoáng hơn.

Một quầy bar nhỏ vừa để phân chia giữa không gian phòng khách và phòng ăn, vừa mang tính chất trang trí, và là nơi để bạn và các thành viên trong gia đình tận hưởng những phút giây thư giãn bên ly rượu, cocktail hay một ly nước ép trái cây thơm ngọt.

Ngăn cách không gian bằng họa tiết trang trí nhẹ nhàng, một quầy bar mini tạo nên điểm nhấn xinh xắn cho căn phòng.

Xu hướng thiết kế phòng khách chung cư

Xu hướng “mở” cùng thiên nhiên

Cuộc sống càng hiện đại, con người càng mong muốn được trở về và gần gúi với thiên nhiên nhiều hơn.

Căn hộ chung cư vốn là không gian vốn bị “đóng hộp”, do đó, các gia chủ thường nhờ kiến trúc sư thiết kế, bố trí thêm không gian thư giãn làm góc tiểu cảnh, hòn non bộ hoặc trồng những cây cảnh nhỏ xinh trong nhà, khiến không gian xanh mát và tươi tắn hơn.

Nếu ở những vị trí đẹp, có thể nhìn ra cảnh quan bên ngoài, các gia chủ thường có xu hướng sử dụng cửa sổ kích thước rộng, sử dụng những vách kính lớn, vừa tạo sự thông thoáng và lấy ánh sáng cho ngôi nhà, vừa gần gũi và “mở” hơn mới không gian thiên nhiên.

Xem thêm: ban ghe may nhua

 
Căn hộ the park avenue - Thép ống - Thép hộp